Tư duy thông minh là khi nghe ai đó nói điều gì, hay mình đọc được một thông tin hay tài liệu nào đó, mình cần nhận biết chính xác điều đó có đúng không? Mình có đồng ý với điều đó không?
Vậy bước đầu tiên trong vô vàn các kĩ năng cần thiết để có tư duy thông minh là gì?
………… #ÓCPHÂNTÍCH…………
Nghe có vẻ trừu tượng nhỉ? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu làm sao để có ÓC PHÂN TÍCH. 
Nói một cách đơn giản, óc phân tích là nghe và đọc một ý kiến, bình luận, quan điểm một cách có ý thức. Nghĩa là nghe và đọc phải suy nghĩ là điều đó đúng và hợp lý không? Vậy phải làm sao?
1. Bài đọc hay lời phát ngôn đó là về điều gì?
2. Tác giả đứng trên phương diện nào để nói? Làm sao mình biết điều đó?
3. Những bằng chứng tác giả đưa ra là gì?
4. Các bằng chứng đó có giá trị không? Làm sao mình biết được?
5. Các bằng chứng đó có liên quan đến bài đọc/phát ngôn không? Làm sao mình biết được?
6. Mình đã nhìn thấy/nghe thấy điều tương tự hay đối lập chưa? Nó là về điều gì?
7. Mình đồng ý hay không đồng ý quan điểm của tác giả? Tại sao?
Nghe có vẻ dài và khó hiểu hén! Mình sẽ giải thích cụ thể từng bước nhé. Điều này hay và quan trọng lắm nên các bạn ráng đọc cho hết!
1. Bài đọc hay lời phát ngôn đó là về điều gì?
Mình có thể tóm tắt ý kiến mình nghe được một cách ngắn ngọn cho ai đó chưa nghe thấy điều trên. Đây là bước đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng trong việc hình thành tư duy thông minh vì có khi mình nghe một hồi hay đọc quá trời mà không bắt được ý chính của tác giả. 
2. Tác giả đứng trên phương diện nào để nói? Làm sao mình biết điều đó?
Tác giả đang đứng về bên nào? Tác giả có được trả tiền để ủng hộ điều đó không? Những ý kiến/nghiên cứu có công bằng hay thiên vị? Những câu hỏi này phải liên tục nhảy ra đầu bạn khi bạn đọc một nghiên cứu hay nghe một ý kiến nào đó.
Tương tự, bạn cần phải nói ra được là bạn biết tác giả đứng về quan điểm đó bằng cách nào. Trong nghiên cứu có hay trong lời phát ngôn có?
3. Những bằng chứng tác giả đưa ra là gì?
Tác giả có đưa ra được bằng chứng cụ thể hay chỉ nói ý kiến chung chung? Bạn cần phải phân biệt được đâu là “sự thật” và đâu là “ý kiến”. Bạn cũng cần phải kiểm tra coi “sự thật” đó có đúng là thật không? 
4. Các bằng chứng đó có giá trị không? Làm sao mình biết được?
Không phải điều tác giả nói lúc nào cũng đúng. Bằng chứng tác giả đưa ra có đúng không? Nhiều người trên mạng xã hội như facebook hay google đưa ra nhiều thông tin sai. Do đó, trước khi tin một tin có thật không, mình cần ngừng một chút và tìm hiểu coi có đúng thật không? Tư duy thông minh của bạn sẽ phát triển hơn nhờ việc này đó. Thông tin bây giờ nhũng nhiễu nhiều lắm.
5. Các bằng chứng đó có liên quan đến bài đọc/phát ngôn không? Làm sao mình biết được?
Đôi khi tác giả tung hỏa mù bằng cách đưa ra bằng chứng là một sự thật, nhưng đáng tiếc sự thật đó lại chẳng liên quan đến lập luận của tác giả. Vì vậy để có một tư duy thông minh mình cần tìm hiểu xem kĩ bằng chứng tác giả đưa ra.
6. Mình đã nhìn thấy/nghe thấy điều tương tự hay đối lập chưa? Nó là về điều gì?
Đôi khi lập luận cứ được sao chép từ trang báo này sang trang báo kia hay từ sách này sang sách kia.
Bạn hãy tự hỏi mình đã đọc những điều tương tự như vậy chưa? Có thể bạn đã đọc một điều trái ngược với lập luận của tác giả. Nếu đúng như vậy, bạn đã có thêm một khía cạnh để phân tích. Bạn sẽ xem thử quan điểm nào tốt hơn và tại sao? Điều này sẽ giúp cho tư duy thông minh của bạn phát triển hơn.
7. Mình đồng ý hay không đồng ý quan điểm của tác giả? Tại sao?
Mình xin nhắc lại, không phải cái gì bạn đọc … cũng đúng và bạn phải chấp nhận nó. NOOO.
Nếu bạn đồng ý hay không đồng ý với tác giả thì phải bài giải thích được: TẠI SAO? HÃY ĐỘNG NÃO SUY NGHĨ.
“Đơn giản là tui không thích thôi!” Câu trả lời này chỉ chấp nhận khi bạn còn là đứa con nít ngây ngô không có lập trường. Bây giờ bạn đã là người lớn rồi thì đừng phát ngôn ngờ nghệch như thế nhé! Tại sao bạn lại thích? hoặc tại sao bạn lại không thích?
Đây là điều mấu chốt để tách biệt “cái đầu” và “con tim”, tách biệt “tư duy” và “điều tôi muốn”.
Đọc xong bài này thì các bạn hãy áp dụng ngay! Xã hội bây giờ tin lá cả và ba phải cũng không ít. 
Good luck, guys!
Credit to thầy Joseph Szewczyk tại UoPeople.
———————————————————-
Phát Âm Hay ngoài các bài chia sẻ miễn phí còn có các khóa học ONLINE và OFFLINE giúp BIẾN ĐỔI HOÀN TOÀN GIỌNG NÓI TIẾNG ANH
—oOo—