Chia Sẻ Kinh Nghiệm

3 Cách Giúp Bạn Đọc Sách Thật Hiệu Quả  

Rất nhiều bạn sinh viên hiện nay đang chật vật tìm cách đọc sách thật hiệu quả. Điều này còn phụ thuộc chủ yếu vào kỷ thuật, kinh nghiệm, phương pháp, mức độ hứng thú của từng cá nhân vào quyển sách họ đọc. Nhưng khi phần lớn các bạn hỏi câu này thì ý của họ thường hướng về “speed reading” .

‘Some books are to be tasted, others to be swallowed, and some few to be chewed and digested’. –Francis Bacon

Lối suy nghĩ này thường xuất phát từ những bài báo hay những video chia sẻ sự thành công từ kĩ năng “thần kì” này. Về việc những tỉ phú, những doanh nhân thành đạt thường đọc từ 1 đến 2 quyển sách 1 tuần, cùng những lời hứa về việc tăng tốc độ đọc từ 200 đến thậm chí 1000 từ một phút. Trên thực tế, những phương pháp mà các speed readers đề ra thật sự có thể giúp ta cải thiện tốc độ đọc nhưng để “đọc sách thật hiệu quả” lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Nhiều khi có cơ hội trò chuyện với những cậu “mọt sách” tự tin đọc được 25 quyển sách 1 năm, mình thường hỏi về nội dung của những quyển sách các bạn ấy đã tham khảo. Thường thì chỉ có 2 trên 5 bạn là thật sự nắm được trên 50 % nội dung chi tiết của toàn bộ quyển sách sau  1 tuần, thậm chí là 3 ngày đọc. Theo nghiên cứu nhà  tâm lí học Hermann Ebbinghaus, hiện tượng ‘học trước quên sau’ này được gọi là The Forgetting Curve với ý chỉ đường cong trong biểu đồ.

Đường cong trên biểu đồ thể hiện mức độ hao hụt thông tin trong não bộ khi những kiến thức mới không được trao dồi hay nhắc lại. Trung bình một người nếu tập trung ghi chú lại thông tin sẽ có thời gian lưu trữ là một tuần, vỏn vẹn 2 ngày nếu chỉ nghe suông. Yếu tố này chỉ ra điểm yếu chí mạng trong kĩ thuật speed reading khi nhiều biến thể còn đưa ra những phương pháp để hạn chế tiếng đọc thầm trong đầu chúng ta.

Điều này không chỉ khiến cho quá trình đọc trở nên khó khăn hơn mà còn làm hạn chế khả năng ghi nhớ và xử lí thông tin của não bộ. Vì theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đúng là đọc thầm sẽ làm giảm tốc độ đọc nhưng quá trình này sẽ cho các tế bào thần kinh cơ hội để xử lí thông tin đầu vào, từ đó giúp chúng ta hiểu một cách hiệu quả nhất.

Không chỉ thế theo các nhà tâm lí học, mắt chúng ta không chỉ dừng lại để nhận biết 1 từ mà nó chỉ di chuyển khi nào não bộ đã thực sự nắm được ý nghĩa của từ đó. Từ đó dẫn đến một nghịch lí rằng càng đọc nhanh thì sẽ càng tốn thời gian. Dù rằng bạn có cố gắng đến mấy thì cũng không thể đạt được năng suất hay hiệu quả tối đa được.

Không phải ngẫu nhiên, mà do khi não bộ đến được luận điểm số 1 của một chương, nó sẽ kẹt lại ở đó cho đến khi đã thông hiểu toàn bộ ý tưởng, quan điểm chứa đựng ở đó. Khi bạn đọc một quyển sách kinh doanh về quá trình hình thành của một chuỗi cửa hàng và chương đầu tiên của cuốn sách sẽ giới thiệu về những buổi đầu của thương hiệu đó. Đọc tới đây, bạn sẽ vấp phải những khúc mắt, những câu hỏi về những khó khăn, những vấn đề mà thương hiệu đó phải đối mặt, về logic trong trật tự sắp xếp các sự kiện của tác giả, những bài học được đề ra…

Từ đó hình thành tư duy phản biện để tạo ra ý kiến riêng cho bản thân, những dự đoán về nội dung của chương tiếp theo,… Quá trình này thường sẽ tốn đến vài giờ thậm chí là cả một ngày để một người có thể hoàn thành trải nghiệm “học” bằng cách tạo nút thắt và gỡ rối qua từng dòng thông tin. Cố gắng rút gắng quá trình này xuống còn một nửa thì thành quả quả gặt hái được chỉ là những con chữ vô hồn mà một nửa sẽ tan biến chỉ sau 30 phút xem ti vi.

Vì vậy để nâng cao chất lượng cũng như khả năng tiếp thu kiến thức thì Mortimer AdlerCharles Van Doren đã cùng cho ra đời tác phẩm “ How To Read A Book” với 4 cấp độ đọc tăng dần, mỗi cấp độ điều đại diện cho các tầng học vấn là tiểu học, trung học, cao trung và đại học:

1. Đọc theo cảm hứng

Cụ thể, cấp độ này cho phép bạn đọc như một cái máy quét từ đó có thể nắm được tựa đề, mục lục, ý chính cũng như cách dẫn dắt của tác giả qua việc áp dụng kĩ năng skimming và scanning. Nói cách khác, nếu các bạn quá lạm dụng phương pháp speed reading thì trình độ của bạn chỉ mãi bằng một học sinh lớp 8 mà thôi. Mặt khác, phương pháp này sẽ giúp bạn hiểu thêm về nội dung, cấu trúc, ngoài ra còn giúp tránh hiểu sai những thông tin mà tác giả muốn truyền đạt. Đây chính là cấp độ đầu tiên giúp cho bạn đọc sách thật hiệu quả.

2. Đọc và phân tích

Phương pháp tiếp theo giúp bạn đọc sách thật hiệu quảAnalytical reading. Còn được gọi với cái tên khác là đọc phân tích hay đọc chủ động. Với cách đọc này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn khi tiến hành tìm hiểu về tác giả và thông tin cơ bản liên quan đến quyển sách bạn quan tâm. Những độc giả khi đạt đến mức độ này thường có thái độ chủ quan hướng về tác phẩm, họ thường đặt mục tiêu cũng như câu hỏi như: 

  • Mục đích của mình khi đọc quyển sách này là gì?
  • Tác phẩm này được viết vào thời gian nào, có phù hợp với lối tư duy hiện đại hay không? .
  • Mình đồng tình hay bất đồng ý kiến như thế nào với tác giả?

Cụ thể, theo chính Mortimer Adler thì ‘một tác phẩm hay xứng đáng được đọc chủ động’. Tức là thay vì chỉ đơn thuần đọc và hiểu những gì viết trên sách, các bạn cần phải ghi chú, đánh dấu cũng như dành thời gian trải nghiệm những cảm giác cũng như ý tưởng hiện lên trong tiềm thức. Bởi vì mục đích chính của sách là truyền đạt và khai sáng cho ta về một vấn đề nào đó. Chính vì thế mà khi đã nắm được hầu hết về nội dung cũng như bản chất của vấn đề bạn mới có thể dùng cả con tim và bộ não để tranh luận hoặc ủng hộ quan điểm của tác giả với nhiều góc nhìn khác nhau.

Đọc sách không phải là để tìm điểm mâu thuẫn, cũng không phải chứng minh ta đúng người sai, đọc không phải để gửi gắm đức tin hay lấy đó làm lẽ sống mà đọc là để đắn đo và cân nhắc.’ – Francis Bacon

3. Đọc và tổng hợp thông tin

Nếu như Analytical reading giúp chúng ta phân tích, tìm kiếm, giải quyết những nút thắt có trong một quyển sách, thì Syntopical reading đúng với cái tên thứ 2 của của nó là đọc so sánh hay đọc tổng hợp. Cách đọc này có chức năng hỗ trợ nghiên cứu về một chủ đề qua vô vàn những thể loại sách khác nhau.

Để từ đó có thể hình thành luận điểm hoặc định hình lại suy nghĩ bằng cách so sánh, đối chiếu các góc nhìn của các tác giả với nhau. Cách đọc này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu cá nhân của người đọc dành cho các nhiên cứu sinh ở trường đại học hay cho các giáo sư hoặc cho những người muốn cải thiện tri thức, mở mang tầm nhìn hoặc kĩ năng trong những lĩnh vực như: sử học, tâm lí học, xã hội học, triết học,…

Mỗi quyển sách là một chân trời mới, với mỗi phương pháp đọc riêng sẽ giúp bạn quan sát thế giới với những đôi mắt khác nhau. Khi tìm hiểu, hãy đọc tổng quát trước, sau đó cảm nhận nội dung từng chương, đọc lướt lại lần cuối khi bạn đã nắm gọn tác phẩm.  Với mỗi lần đọc bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt:

Không ai tắm hai lần trên một dòng sông, bởi nước cứ chảy lòng người cứ đổi thay’ – Heraclitus

Đừng đọc sách bằng mắt, hãy tận hưởng bằng cả tâm hồn.  

 

————————————————–

🌻:XEM SERIES HƯỚNG DẪN PHÁT ÂM CHUẨN GIỌNG MỸ MIỄN PHÍ:

https://tuhoc.phatamhay.com/hoc-phat-am-mien-phi

🌻Phát Âm Hay ngoài các bài chia sẻ miễn phí còn có các khóa học ONLINE và OFFLINE giúp BIẾN ĐỔI HOÀN TOÀN GIỌNG NÓI TIẾNG ANH của bạn với 56H PHÁT ÂM, 48H NGỮ ĐIỆU, 48H GIAO TIẾP.

💥LỊCH KHAI GIẢNG: phatamhay.com/lich-khai-giang

💎Khóa Phát Âm – Standard Pronunciation: phatamhay.com/khoa-hoc-phat-am

💎Khóa Ngữ Điệu – Attractive Intonation: phatamhay.com/khoa-hoc-ngu-dieu

💎Kết quả sau khóa học: phatamhay.com/ket-qua

✨Học phí: Học viên đóng học phí sau 2 ngày học thử

💖‼️ Đặc biệt: Mỗi lớp OFFLINE chỉ gồm 10 – 15 HỌC VIÊN và lớp ONLINE chỉ gồm 6 – 8 HỌC VIÊN!

💥:Hãy inbox hoặc liên hệ ngay với Ms. Diễm (0931.27.27.36) để đăng ký bạn nhé! –

–oOo— #phatamhay #hocphatammienphi #tuvungkho #phatamchuanmy #meohay #biquyethoctienganh #accent #hocphatam #phatamchuan

Bình luận ngay nhé!

WP to LinkedIn Auto Publish Powered By : XYZScripts.com
error: Content is protected !!
%d bloggers like this: