Nội dung Podcast
Lời mở đầu
Hello and welcome to How to master American Pronunciation in 60 days. I am Diem, your host to this podcast today. Xin chào các bạn! Các bạn đang lắng nghe tập 2 trong series podcast Học Giỏi Phát Âm Giọng Mỹ Trong 60 Ngày cùng Phát Âm Hay, mình là Diễm và sẽ dẫn dắt các bạn tìm hiểu về một chủ đề ngày hôm nay: Hiểu về bộ não để học tiếng Anh giỏi hơn, và từ việc hiểu bộ não hoạt động như thế nào, chúng ta sẽ rút ra được phương pháp học phát âm hiệu quả dành cho người Việt. podcast phát âm.
Bạn cho mình hỏi nhỏ một xíu nhé? Bạn bắt đầu học tiếng Anh từ khi nào? Mình nhớ không nhầm thì thế hệ của Diễm bắt đầu học tiếng Anh vào năm lớp 6. Đến hết phổ thông, tính ra chúng mình cũng đã có hơn 6 năm kinh nghiệm học tiếng Anh. Và những gì mình nói giỏi nhất vào thời điểm đó chính là” Hello, how are you? I’m fine thank you and you” . Ngoài ra, mình cũng không biết nói gì hơn. Mình không biết các bạn có cùng cảnh ngộ với mình lúc đó không? Nhưng bây giờ chúng ta hãy cùng ngồi lại và suy nghĩ tại sao chúng ta học tiếng Anh hoài, có bạn cả hơn chục năm kinh nghiệm học tiếng Anh nhưng mình thấy Tây bắt chuyện mình, mình vẫn lo lắng và “tim đập chân run”? Rồi từ vấn đề chúng ta học hoài nhưng không giỏi, chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm sao để dùng tiếng Anh lưu loát mà không phải “động não” nhiều.
Học tiếng Anh không dễ, những vấn đề gặp phải khi học Tiếng Anh
Các vấn đề thường gặp với tiếng Anh
Đây là một chủ đề mà Diễm cho là rất thú vị. Khi học tiếng Anh, bạn gặp phải vấn đề gì?
– Chết rồi, sao mình học 12 năm mà vẫn lắp ba lắp bắp khi nói tiếng Anh vậy nhỉ.
– Bài kiểm tra tiếng Anh được 7 8 điểm, nhưng chỉ cần ra khỏi phòng thi là chữ nghĩa nó bay đi đâu hết.
– Ôn 1000 từ vựng thuộc làu làu nhưng sau đó chỉ nhớ như in được 10%.
– Ba mẹ cho mình tiền học thêm tiếng Anh, tốn không biết bao nhiêu công sức của ba mẹ mà sao mình biết Tiếng Anh mà Tiếng Anh nó lại trốn mình đi đâu mất. Mình nghe nhiều người lớn nói là “bỏ tiền nhiều đi học trung tâm là sẽ giỏi thôi” nhưng sao mình cũng đi học quá trời mà cũng không cải thiện được bao nhiêu, chỉ thấy xót tiền.
– Mình Quyết tâm được vài hôm rồi lại đâu vào đấy, Mất gốc mãi mãi là mất gốc, ngửa đầu lên nhìn mới thấy đến được bước giỏi TA là điều quá khó khăn.
– Nghe rất nhiều video, đi rất nhiều hội thảo truyền bí quyết học TA và tràn đầy động lực nhưng về nhà lại không biết bắt đầu từ đâu.
– Nghĩ rằng dốt TA thì mãi mãi không thể giỏi được vậy thôi bỏ luôn khỏi học cho khỏe
Trăn trở khi học tiếng Anh không thành công
Các bạn à, những điều mình mới liệt kê ra là tâm tư của không ít các bạn đang vật vã trên con đường tìm ra chân lý Tiếng Anh, làm sao để chinh phục được nó. Và từ những thái độ, suy nghĩ và hành vi tiêu cực này, các bạn lại thấy chán nản, tự ti, thậm chí bỏ cuộc và luôn tự trách sao mình dở quá, mình không có tố chất, không thông minh, không có được một môi trường học tiếng Anh tốt như ngươi ta. Để rồi sau đó, các bạn lại nuối tiếc nhìn những cơ hội tốt trong công việc, và học tập, chứ để chúng lướt qua trong sự bất lực của bản thân.
Giải pháp được rút ra từ hoạt động của bộ não
Trong podcast phát âm này, mình muốn cùng cách bạn xóa bỏ những quan niệm sai làm ở trên.
Mình khẳng định với các bạn rằng những bạn học giỏi tiếng Anh nhờ vào tố chất, rồi được đầu tư đủ điều kiện mới giỏi tiếng Anh chỉ chiếm một phần nhỏ. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng giải mã hoạt động của bộ não và cách ứng dụng vào việc học tiếng Anh để bất cứ ai cũng có thể giỏi Tiếng Anh. Nên nếu các bạn áp dụng triệt để thì có thể trở thành một người “Khi ta cất giọng, mọi người khác đều phải ngước nhìn”. Vậy bộ não hoạt động như thế nào?
1. Nguyên lí hoạt động của bộ não
Bộ não tồn tại hai vùng để chứa thông tin: phần não ý thức (5%) và não tiềm thức (95%).
Ý thức là trạng thái hay đặc tính của sự nhận thức. Chúng ta nhận thức, ý thức được việc mình đang làm. Ví dụ như: Nếu chúng ta khát nước, chúng ta sẽ uống nước. Việc hoạt động, đi lại, ăn uống hằng ngày. Hay chúng ta nghe thầy cô giảng bài trên lớp, nghe kĩ để ghi nhận vào não. Não ý thức chính là phần nổi của tảng băng trôi.
Tiềm thức trong đó Tiềm: tiềm tàng, phần ẩn sâu bên trong; Thức: thức tỉnh, nhận thức. Tiềm thức là phần ẩn sâu trong tâm trí mà chúng ta không thể nhận biết được hết. Tiềm thức hình thành từ những kí ức sâu kín nhất mà ở cấp độ ý thức không thể nhận biết được. Nó giống như phần chìm của tảng băng trôi. Ví dụ như: (1 người lạ mặt qua đường; ai đó hỏi số điện thoại của mình thì bạn có thể bật ra dễ dàng, hay việc nhắm mắt lại và hình dung là 1 tô phở thơm lừng. Một ví dụ khác có liên quan đến việc học tiếng Anh: Hello, How are you?) .Chúng ta đang chiết xuất thông tin từ não tiềm thức và trả
lời mà ko phải động nào gì.
Nhiều bạn học viên hay hỏi Diễm “Em không rành tiếng Anh lắm nhưng em muốn học giao tiếp”. Vậy bạn hãy hình dung “Một người giao tiếp tiếng Anh giỏi là người như thế nào?”
– Nói tiếng Anh lưu loát không suy nghĩ
– Nói tiếng Anh hay và người khác không phải hỏi lại
– Hoàn toàn có thể hiểu được người nước ngoài nói chuyện.
Vậy lúc đó, người giao tiếp giỏi tiếng Anh đang sử dụng tiếng Anh bằng não gì? Não tiềm thức.
Và một điều bất ngờ là hằng ngày chúng ta chỉ sử dụng có 5% não ý thức của mình. Những cảm xúc, động lực hay ra quyết định đều dung nào tiềm thức. Chúng ta thông minh hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Vậy đối với việc học anh văn, 5% với 95% có ý nghĩa như thế nào?
Trên lớp chúng ta nghe thầy cô giảng bài và chỉ sử dụng đúng 5% não ý thức, trong khi não ý thức vừa lưu trữ được ít, vừa dễ mất đi, kém bền vững. Nó chỉ như là một bộ nhớ tạm nếu không khắc sâu vào thì sẽ bay màu để nhường chỗ cho những thông tin khác. Nhiệm vụ của chính chúng ta khi về nhà là phải đẩy nó vào phần tiềm thức bằng cách luyện và làm bài tập về nhà. Tiềm thức có sức mạnh gấp 19 lần não ý thức. Một khi kiến thức đã vào phần nào tiềm thức, chúng ta chỉ việc lôi tiếng Anh từ não ra dùng mà không phải động não gì. Bạn có thể đang không nghĩ về nó nhưng động đến là biết ngay, truy
cập được liền mà nhiều khi còn không vì sao mà mình biết và có thể phản xạ nhanh như vậy.
Ngoài ra, tiềm thức mang một sức mạnh vô biên. Nó thống nhất từ tất cả những gì mà ý thức nhập vào. Do vậy muốn điều khiển tiềm thức trước tiên bạn phải điều khiển được ý thức của mình. Đảm bảo rằng bạn luôn cung cấp cho tiềm thức những suy nghĩ, thái độ sống và trải nghiệm tích cực. Ví dụ: bạn muốn trở thành một người lạc quan, yêu đời, bạn cần giao tiếp với bản thân ‘mình là người thân thiện, mình luôn mỉm cười, và nhìn thấy những điều tích cực từ mọi người…’
Tiềm thức không khi nào ngừng làm việc và không khi nào nghỉ ngơi, nó mang một sức mạnh kì diệu. Nó hoàn toàn có khả năng biến tát cả những gì trong suy nghĩ, mong muốn, khát khao của bạn thành hiện thực. Hãy luôn nói với bản thân rằng “Tôi là người sống tích cực và tôi nói tiếng Anh lưu loát như người bản xứ”. Diễm chắc chắn với bạn rằng, bạn sẽ sử dụng tiếng Anh thành thạo như đang dùng tiếng Việt.
Kết
Qua một vài chia sẻ mang tính khoa học, Diễm hy vọng các bạn có thể hiểu hình dung được cách não bộ hoạt động khi chúng ta tiếp thu kiến kiến thức. Não gồm 2 phần, ý thức chiếm 5% và tiềm thức chiếm 95%. Nhiệm vụ của chúng ta là chuyển 5% ý thức khi học tiếng Anh thành 95% tiềm thức. Đến khi đó, chúng ta dung tiếng Anh lưu loát mà không phải “Động não” nhiều.
Ở tập tiếp theo, từ việc hiểu về não tiềm thức và ý thức, chúng ta sẽ mang nguyên lí ứng dụng vào phương pháp học. Diễm sẽ gợi ý cụ thể cho các bạn các phương pháp học mà Diễm đã thực hiện cũng như gợi ý cho nhiều bạn học viên và đạt được kết quả rất khả quan khi học phát âm.



